Sunday, April 17, 2011

Tổng kết chương 3


Tổng kết chương 3


Trong chương này, chúng ta đã làm quen với ba loại biểu tượng trong Flash. Chúng có một vài điểm tương đồng và một vài điểm khác biệt. Một điểm khác biệt nhất giữa chúng là số Frame hỗ trợ cho mỗi biểu tượng là khác nhau: Graphic – 1 Frame, Button – 4 Frame và MovieClip – nhiều Frame.
Hi vọng sau khi học xong chương này, bạn sẽ hiểu được cách sử dụng các loại biểu tượng này. Cách chuyển đổi một đối tượng đồ họa sang các biểu tượng. Cách chuyển đổi các đối tượng gốc cho mỗi biểu tượng….

3.4. Làm việc với Library


3.4.     Làm việc với Library

Library là thư viện quản lý các đối tượng được import và convert. Để convert một đối tượng ta kích chuột phải vào đối tượng và chọn Convert to Symbol. Khi đó, biểu tượng này sẽ xuất hiện trong Library. Kích thước của một movie không bao gồm toàn bộ các đối tượng trong Library, nó chỉ bao gồm các đối tượng được sử dụng trong movie.
Để import một đối tượng từ bên ngoài vào Libray, ta chọn File > Import > Import to Library. Sau đó, các đối tượng được chọn sẽ được đưa vào trong Library.


Hình 63 – Khu vực quản lý thư viện Library
Các đối tượng nằm trong thư viện được tổ chức và quản lý theo cấu trúc cây thư mục. Để tổ chức và quản lí theo cây thư mục, ta cần tạo mới thư mục theo cấu trúc cây của Windows Explorer. Các đối tượng trong thư viện có thể được chứa trong các thư mục của cây thư mục này. Thư viện của Flash cho phép bạn thực hiện thao tác kéo thả các đối tượng từ vị trí này trong cây thư mục sang vị trí khác. Ở phía trên của cấu trúc cây thư mục này là khung Preview, cho phép bạn có thể xem qua các đối tượng trong thư viện chương trình của Flash.

3.3. Biểu tượng MovieClip

3.3.     Biểu tượng MovieClip

Là một mẫu hoạt hình của Flash có thể được tái sử dụng. Khác với Graphic và Button, MovieClip có riêng một TimeLine với vô số Frame của mình. Một MovieClip có thể bao gồm một hoặc nhiều biểu tượng Graphic, Button hoặc thậm chí là MovieClip. Cũng tương tự như Button, bạn có thể cài đặt một tên hiển thị cho nó để điều khiển nó bằng ActionScript.
Tạo hiệu ứng cho Movieclip: chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tạo hoạt hình cho một MovieClip trong chương tiếp theo.
Các thuộc tính của biểu tượng MovieClip

- Instance Name: tên hiển thị của biểu tượng. Được dùng khi làm việc với ActionScript.
- Thanh tùy chọn thả xuống: cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại biểu tượng.
- Instance of: chọn swap để thay đổi biểu tượng cho đối tượng hiển thị.
- Position and Size: thay đổi vị trí và kích thước cho đối tượng.
- 3D Position and View: hiểu chỉnh vị trí trong không gian và khung nhìn 3D.
- Perspective Angle: hiệu chỉnh góc phối cảnh theo độ xa gần.
- Vanishing Point: hiệu chỉnh tọa độ của điểm triệt tiêu.
- Color effect: chọn hiệu ứng màu sắc cho đối tượng, bao gồm:Brightness, Tint, Advanced và Alpha.
Hình 62 – Bảng thuộc tính của biểu tượng MovieClip
- Display: với thuộc tính Blending, cho phép ta chọn các chế độ pha trộn màu sắc cho Button.
- Tracking: với Options, bạn có thể chọn Track as Button hoặc Track as MenuItem.
- Filter: hoàn toàn tương tự với Filter khi làm việc với công cụ Text.

3.2. Biểu tượng Button


3.2.     Biểu tượng Button

Biểu tượng Button dùng để bổ sung một tương tác với movie, đáp trả các sự kiện kích chuột, ấn phím, kéo các thanh kéo và các hành động khác. Một biểu tượng Button sẽ có bốn Frame tương tác: Up, Down, Over và Hit.
Để tạo một Button, bạn thao tác như sau:
- Chọn đối tượng cần chuyển đổi sang Button.
- Nhấp phím F8 hoặc kích chuột phải, chọn Convert to Symbol. Khi đó, sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

Hình 60 – Chuyển đổi sang biểu tượng Button
Trong mục Type, chọn Button và nhấp Ok.

Tạo hiệu ứng cho Button
Ở đây, ta chỉ thao tác để tạo hiệu ứng cho Button. Ta không thảo luận thêm về việc sử dụng TimeLine và cách tạo hiệu ứng động. Chi tiết về phần này ta sẽ tìm hiểu trong chương tiếp theo.
Mỗi biểu tượng Button có 4 Frame trên TimeLine. Tương ứng với Frame Up là hiệu ứng khi trỏ chuột được thả ra (sau khi bấm xuống), Frame Down tương ứng với hiệu ứng khi trỏ chuột nhấn xuống, Frame Over tương ứng với hiệu ứng khi trỏ chuột di chuyển qua đối tượng và Frame Hit tạo một vùng tương tác ảo cho Button (nghĩa là khi thao tác trên vùng này hoàn toàn tương tự với thao tác trên chính Button đó). Vùng tương tác này gọi là ảo bởi nó không hiển thị trên movie. Sau đây, ta sẽ thao tác để tạo hiệu ứng cho Button.
(1) Kích đôi chuột vào Button vừa tạo.
(2) Nhấp chọn Frame Up, nhấn phím F6 và thay đổi thuộc tính cho Button này. Hoàn toàn tương tự cho Frame Down và Frame Over.
(3) Nếu bạn muốn tạo vùng tương tác ảo, bạn hãy sử dụng công cụ vẽ để tạo một vùng tương tác này trong Frame Hit: chọn Frame Hit, nhấp F6 và vẽ một hình thể trong Frame Hit này.
(4) Quay trở lại Scene, nhấp Ctrl+Enter để kiểm tra.
Các thuộc tính của biểu tượng Button
- Instance Name: tên hiển thị của biểu tượng. Được dùng khi làm việc với ActionScript.
- Thanh tùy chọn thả xuống: cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại biểu tượng.
- Instance of: chọn swap để thay đổi biểu tượng cho đối tượng hiển thị.
- Position and Size: thay đổi vị trí và kích thước cho đối tượng.
- Color effect: chọn hiệu ứng màu sắc cho đối tượng, bao gồm:Brightness, Tint, Advanced và Alpha.
- Display: với thuộc tính Blending, cho phép ta chọn các chế độ pha trộn màu sắc cho Button.
- Tracking: với Options, bạn có thể chọn Track as Button hoặc Track as MenuItem.
- Filter: hoàn toàn tương tự với Filter khi làm việc với công cụ Text.
Hình 61 – Bảng thuộc tính của biểu tượng Button

Tạo biểu tượng Button nhanh chóng: bạn có thể sử dụng một trong các chức năng sau đây để tạo một biểu tượng Button hết sức nhanh chóng:
+ Sử dụng các Button được tạo sẵn: vào Windows > Common Libraries > Button.
+ Sử dụng Commands: bạn hãy tạo một khối hình thể, nhấp chọn nó. Sau đó vào Commands > Make Button.

3.1. Biểu tượng Graphic


3.1.     Biểu tượng Graphic

Biểu tượng Graphic là một hình ảnh tĩnh có thể được tái sử dụng để tạo ra chuyển động. Bất kì một ảnh điểm, vector hay văn bản đều có thể chuyển đổi thành Graphic. Chúng chỉ có một Frame trên thanh TimeLine.
Để tạo một Graphic, bạn thao tác như sau:
- Chọn đối tượng cần chuyển đổi sang biểu tượng Graphic.
- Nhấn phím F8 (hoặc kích chuột phải, chọn Convert to Symbol). Trong hộp thoại Convert to Symbol, có các tùy chọn sau

Hình 58 – Chuyển đổi sang biểu tượng Graphic
+ Name: tên của biểu tượng sẽ được tạo.

+Type: loại biểu tượng cần tạo. Ở đây, chúng ta chọn là Graphic.
Tiếp đến, bạn nhấp Ok. Một biểu tượng Graphic sẽ được tạo và đưa vào thư viện.
Các thuộc tính của biểu tượng Graphic

Hình 59 – Bảng thuộc tính của biểu tượng Graphic
- Thanh tùy chọn thả xuống: cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại biểu tượng.
- Instance of: khi kích chuột vào tùy chọn swap, bạn có thể thay đổi biểu tượng của đối tượng thể hiện được chọn.
- Position and Size: cho phép hiệu chỉnh vị trí theo tọa độ của đối tượng thể hiện (x và y), và kích thước (w – width và h – height). Tùy chọn Lock width and height values together cho phép thay đổi kích thước chiều rộng và cao đồng thời hay riêng lẽ.
- Color effect: với tùy chọn Style, bạn có thể hiểu chỉnh các thuộc tính Brightness, Tint, Advanced và Alpha cho đối tượng.
- Looping: tùy chọn liên quan đến số lần lặp lại hành động của biểu tượng Graphic. Nó có thể là Loop, Play Once và Single Frame.

Popular Posts